Tò mò kỹ năng đầu tiên trẻ cần có

Con người được sinh ra với trí tò mò sẵn có. Đó là một kỹ năng bẩm sinh, giúp con người cảm nhận và trở nên nhạy bén khi phát hiện ra những điều bất thường xảy ra xung quanh.  

Tò mò là gì?  

Sự tò mò là mong muốn học hỏi, liên quan đến việc tư duy thu thập như thăm dò, điều tra, và học tập, một cách rõ ràng bằng cách quan sát ở người và động vật khác. Sự tò mò gắn liền với tất cả các khía cạnh của sự phát triển của con người, trong đó sự tò mò là xuất phát quá trình học hỏi và khao khát có được kiến thức và kỹ năng. 

Tầm quan trọng của sự tò mò  

Tò mò là bước đầu tiên để khơi gợi sự ham học, mong muốn tìm hiểu điều mới ở con người. Khi trẻ tò mò là trẻ đang chủ động muốn tìm hiểu, khám phá cái mới. Đây là tín hiệu tốt khi trẻ muốn học hỏi kiến thức, kỹ năng từ môi trường, những người xung quanh.  

Khi trẻ tò mò, là khi não bộ của trẻ đang hoạt động. Trẻ sẽ tìm mọi cách để có được câu trả lời, đó có thể là thử đi thử lại một thí nghiệm, đọc sách để tìm câu trả lời, tra cứu để tìm lời giải hoặc hỏi người lớn để nhận được các gợi ý.  

Càng tò mò, càng đặt nhiều câu hỏi, đó sẽ là những động lực để trẻ tìm câu trả lời cho thắc mắc của riêng mình.  

Trong học tập, càng không thể thiếu đi sự tò mò. Bởi khi đó là lúc não bộ đang muốn đào sâu, khai thác những kiến thức cốt lõi, tìm ra nguyên nhân, nền tảng của vấn đề để minh chứng cho một hiện tượng, lời giải nào đó.  

Đặc biệt, sự tò mò giúp trẻ giảm đi cảm giác nhàm chán ở trẻ. Luôn giữ cho trẻ sự năng động, hiếu kỳ với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó việc duy trì chủ động tìm tòi nghiên cứu nhờ tò mò, giúp trẻ tạo cho mình khả năng bền bỉ, kiên trì trong mọi tình huống.  

Làm thế nào để thúc đẩy sự tò mò ở trẻ?  

Có một sự thật là sự tò mò ở trẻ rất dễ bị ảnh hưởng. Sự tò mò sẽ tiếp diễn hay dừng lại phụ thuộc vào môi trường và những người xung quanh trẻ.  

Nếu trẻ ở trong một môi trường gò bó, khuôn khổ, nơi mà trẻ khó có thể tự mình tìm tòi nghiên cứu, thì việc đặt câu hỏi hay đi tìm lời giải sẽ trở nên không còn cần thiết nữa.  

Nếu trẻ ở trong một môi trường mà những người xung quanh liên tục từ chối, né tránh những câu hỏi từ trẻ, trẻ sẽ dần thu mình lại và sự tò mò cũng vì thế mà phai mờ dần. Tuy nhiên, nếu những người xung quanh trẻ liên tục cho trẻ những câu trả lời một cách nhanh chóng và dễ dàng, cũng sẽ khiến cho trẻ trở nên phụ thuộc, thụ động. Tạo cho trẻ thói quen hỏi trước khi nghĩ, khi đó sự tò mò sẽ trở nên nông cạn, trẻ mất đi khả năng chủ động, tìm tòi nghiên cứu trước đó.  

Vậy phải làm thế nào để thúc đẩy sự tò mò ở trẻ?  

  1. Tạo ra tình huống thúc đẩy và hướng dẫn sự tò mò ở trẻ  
  2. Không bác bỏ, né tránh câu hỏi của trẻ  
  3. Tạo thói quen để trẻ tò mò đúng lúc, đúng chỗ  

Gia đình là môi trường đầu tiên trẻ tò mò, ba mẹ cần đồng hành với trẻ, tránh phán xét, đưa cho trẻ đáp án một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thay vào đó, hãy cùng trẻ tạo thói quen tìm tòi, nghiên cứu để rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ của bản thân. Đồng thời duy trì sự tò mò ở trẻ bằng cách cùng trẻ đặt câu hỏi, gợi ý, chơi các trò chơi tư duy, tạo cơ hội để trẻ được khám phá và tiếp cận đến những điều mới.  

Tại CURIOOkids, ứng dụng phương pháp giảng dạy hướng đến kích thích trí tò mò, khả năng sáng tạo, đội ngũ giáo viên và trợ giảng của CURIOOkids luôn trao quyền cho học sinh chủ động tìm hiểu, đặt câu hỏi, nêu quan điểm và ý tưởng để cùng nhau khám phá, đi tìm câu trả lời. Điều này không chỉ giúp trẻ có thói quen chủ động tư duy mà còn giúp duy trì sự tò mò, ham học hỏi ở trẻ.  

 

(*) Kenneth Robbinson (1950 – 2020) là một tác giả, diễn giả và nhà giáo dục lớn người Anh.  

Book An English Level & Aptitude Assessment
CURIOO Initial Assessment process places your child in the correct English level
and provides an assessment of their interests and talent to support their future skills development.

Name *

Mobile phone *

City*

age*

Digital verification code *

Submitted successfully
Submit